- Bổ sung đối tượng tham gia vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 143/2018/NĐ-CP: Từ ngày 01/01/2022, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam được tiếp tục thực hiện 02 chế độ còn lại là chế độ hưu trí và tử tuất (03 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp đã được thực hiện từ ngày 01/12/2018).
- Tăng tuổi nghỉ hưu của NLĐ (Theo Điều 169 BLLĐ 2019)
Đối với nam
|
Đối với nữ
|
Năm 2021: 60 tuổi 03 tháng
|
Năm 2021: 55 tuổi 04 tháng
|
Năm: 2022: 60 tuổi 06 tháng | Năm: 2022: 55 tuổi 08 tháng |
Sau đó cứ mỗi năm độ tuổi nghỉ hưu sẽ tăng thêm 03 tháng
|
Sau đó, cứ mỗi năm độ tuổi nghỉ hưu sẽ tăng thêm 04 tháng
|
Đến năm 2028: 62 tuồi
|
Đến năm 2035: 60 tuồi
|
Điều chỉnh cách tính lương hưu của lao động nam:
Lương hưu hàng tháng = tỷ lệ hưởng x Mức bình quan tiền lương tháng đóng BHXH
Tỷ lệ đóng của Nữ: Tỷ lệ đóng của Nam:
+ Đóng đủ 20 năm: 55% + Đóng đủ 20 năm: 45%
+ Mỗi năm tiếp theo: +2% + Mỗi năm tiếp theo: +2%
+ Mức tối đa 75% + Mức tối đa 75%
- Để đạt được tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75% khi nghỉ hưu thì năm 2022 lao động nam đóng BHXH từ đủ 35 năm trở lên (nữ từ năm 2018 là 30 năm trở lên).
- Chế độ hưu trí:
- Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 62 Luật BHXH: NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này, tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Chế độ ốm đau thai sản (một số quy định mới tại thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH)
- Khi tính thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định đối với trường hợp NLĐ đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian trùng không được tính hưởng chế độ.
- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định tại Điều 40 của Luật BHXH thì không giải quyết chế độ DSPHSK sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con.
- Trường hợp NLĐ không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ DSPHSK.
- Chế độ TNLĐ-BNN (một số quy đinh mới tại thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH).
- Đối với NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nếu NSDLĐ không đóng cho họ thì khoản tiền tương ứng với chế độ chi trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật ATVSLĐ mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ bị TNLĐ-BNN thay cho cơ quan BHXH.
- NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bị TNLĐ-BNN tại thời điểm không đăng ký đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo thời hạn được pháp luật quy định thì NSDLĐ có trách nhiệm giải quyết quyền lợi đối với NLĐ theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động và nội dung nêu trên.
- Chế độ TNLĐ-BNN (một số quy đinh mới tại thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH).
- Quy định mẫu văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc do UBND hoặc cơ quan công an cấp xã xác nhận. Quy định này tạo thuận lợi trong công tác điều tra vụ tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động, đồng thời hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định tại điểm c khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thêm 6%, nên tiền lương tháng tính đóng BHXH bắt buộc cũng có sự điều chỉnh.
Mức lương tối thiểu vùng | |||
Vùng | Trước ngày 01/7/2022 | Từ ngày 01/7/2022 | Tăng |
I | 4.420.000 đồng/tháng | 4.680.000 đồng/tháng | 260.000 đồng |
II | 3.920.000 đồng/tháng | 4.160.000 đồng/tháng | 240.000 đồng |
III | 3.430.000 đồng/tháng | 3.640.000 đồng/tháng | 210.000 đồng |
IV | 3.070.000 đồng/tháng | 3.250.000 đồng/tháng | 180.0 đồng |
- Điều chỉnh mức đóng BHXH vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN trong 12 tháng (thời gian từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Từ ngày 01/7/2022, người sử dụng lao động sẽ không còn được giảm mức đóng BHXH vào quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN.
- Điều chỉnh mức đóng BHXH vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
- Theo Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ, người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022.
- Từ ngày 01/10/2022, người sử dụng lao động sẽ không còn được giảm mức đóng BHXH vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Lưu ý trog giải quyết hưởng chế độ BHXH chế độ ốm đau, thai sản
- Nếu trên GRV, GCN ghi vô sinh hoặc điều trị vô sinh thì giải quyết ốm đau (Vô sinh là bệnh và có mã bệnh theo danh mục bệnh, tật theo ICD – 10).
- Nếu không ghi vô sinh, điều trị vô sinh, hoặc không có một mã bệnh nào mà chỉ ghi chuyển phôi; thụ tinh ông nghiệm… thì không được giải quyết hưởng chế độ ốm đau.