Kế toán tiền lương là một mảng nghiệp vụ quan trọng của kế toán. Kế toán tiền lương có trách nhiệm tính và hạch toán tiền lương cho công nhân viên dựa trên các yếu tố: bảng chấm công, trợ cấp….
1. Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT và KPCĐ
Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho công nhân viên.
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 6231 – Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Lưu ý: BHXH, BHYT và phí công đoàn của công nhân trực tiếp xây lắp và công nhân xử dụng máy cho hoạt động xây lắp hạch toán vào TK 627.
Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
Tính tiền bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 623, 627, 642, hoặc
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 334 – Phải trả CNV
Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của CNV như tạm ứng, BHXH, tiền thu bồi thường theo quyết định,…. ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả CNV
Có TK 141 – Tạm ứng
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 138 – Phải thu khác
Tính tiền thuế TNCN của CNV phải nộp nhà nước, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả CNV
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước
Khi ứng trước hoặc thực trả lương, tiền công cho CNV, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả CNV
Có TK 111, 112
Thanh toán các khoản phải trả cho CNV, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả CNV
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Chi phí tiền ăn ca phải trả cho CNV, ghi:
Nợ TK 6222, 623, 627, 641, 642
Có TK 334 – Phải trả CNV
Khi chi tiền ăn ca cho CNV, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả CNV
Có TK 111, 112
Xác định tiền công nhân phải trả đối với nhân công thuê ngoài, ghi:
Nợ TK 622, 623,…
Có TK 334 – Phải trả CNV
Khi ứng trước hoặc thanh toán tiền công phải trả cho công nhân thuê ngoài, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả CNV
Có TK 111, 112
Nộp BHXH, KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ và khi mua thẻ BHYT cho CNV, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
KPCĐ chi vượt được cấp bù, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Số BHXH đã chi trả cho CNV khi được cơ quan BHXH thanh toán, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 338 – Phải nộp, phải trả khác
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 – Chi phí phải trả
Khi trả tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
2. Khi kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
Cuối niên độ, kế toán khi trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tính theo chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
Số tiền thu của cấp dưới để trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của cấp trên, ghi:
Nợ TK 111, 112,…. hoặc
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
Khi chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động, ghi:
Nợ TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
Có TK 111, 112
Trường hợp quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ chi trợ cấp cho NLĐ thôi việc, mất việc trong năm tài chính. Thì phần chênh lệch được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Khi chi, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 111, 112
Chi trợ cấp cho NLĐ bị mất việc làm, chi đào tạo lại chuyên môn kỹ thuật cho NLĐ, ghi:
Nợ TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
Có TK 111, 112
Trích nộp quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm cho cấp trên, ghi:
Nợ TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
Có TK 111, 112
Có TK 336 – Phải trả nội bộ
Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn các bạn cách định khoản kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công!