Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra, đánh giá độc lập sự tuân thủ của nội dung kiểm toán theo các qui định hiện hành được coi như: các tiêu chí kiểm toán như các luật, qui định, qui chế, chế độ, chính sách… mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. Kiểm toán tuân thủ được thực hiện bằng việc đánh giá các hoạt động, các giao dịch và thông tin, xét trên các khía cạnh trọng yếu có tuân thủ các quy định áp dụng đối với đơn vị được kiểm toán hay không
Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ là đưa ra ý kiến về việc liệu các hoạt động, các giao dịch và thông tin của đơn vị được kiểm toán… có tuân thủ các luật, qui định, qui chế, chế độ, chính sách… hay không. Kiểm toán tuân thủ có thể liên quan đến tính tuân thủ (tuân thủ các tiêu chí chính thức như các luật, quy định và thỏa thuận có liên quan) hoặc liên quan đến tính đúng đắn (tuân theo các nguyên tắc chung như các nguyên tắc về quản trị tài chính lành mạnh và ứng xử).
Đối tượng của Kiểm toán tuân thủ khá linh hoạt. Và loại kiểm toán này được thực hiện để phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp hoặc của cơ quan quản lý cấp trên.
Mục đích của Kiểm toán tuân thủ là đánh giá xem doanh nghiệp được kiểm toán có tuân thủ các quy trình, luật lệ hay quy định mà doanh nghiệp phải chấp hành hay không. Đưa ra đảm bảo về tình hình tuân thủ của doanh nghiệp đối với luật pháp hay các nghĩa vụ hợp đồng, chẳng hạn như các thỏa thuận vay vốn, các điều kiện cấp vốn của nhà tài trợ…
VDAC chủ trương xây dựng và duy trì sự tín nhiệm, sự tôn trọng và lòng tin của khách hàng bằng việc cung cấp các nội dung tư vấn rõ ràng, phù hợp và kịp thời, giúp doanh nghiệp định hướng và xây dựng giá trị cốt lõi của mình